Trương Vĩnh Ký (1837-1898) tên tự là Sĩ Tải thường gọi là Pétrus Ký, quê ở thôn Cái Mơn, Vĩnh Thanh, Vĩnh Long (nay là tỉnh Bến Tre).
Năm 1868 ông làm chủ bút tờ báo quốc ngữ đầu tiên: Gia Định Báo, đồng thời còn là cây bút chủ chốt của nhiều báo khác và được coi là người làm báo quốc ngữ sớm nhất ở nước ta.
Bước chân vào nghề, dấu ấn mà Pétrus Ký để lại là việc trở thành chủ biên tờ báo Gia Định - tờ báo đầu tiên của nước ta. Nó được xuất bản số đầu tiên ngày 15/4/1865, tồn tại suốt 44 năm, đặt nền móng cho báo chí nước nhà. Đây cũng là tờ báo có quảng cáo đầu tiên ở Việt Nam.
Ngay từ nhỏ, ông nổi tiếng là người hiếu học. Xét về mặt kiến thức, ông là một học giả thông thạo 26 ngoại ngữ và là tác giả của hơn 100 bộ sách, hàng nghìn bài viết, là thành viên của nhiều hội khoa học quốc tế như: Hội Nhân chủng học và Khoa học miền Tây nước Pháp, Hội chuyên học nói tiếng phương Đông, Hội chuyên khảo văn hóa Á châu…
Trương Vĩnh Ký thông thạo tới 26 ngôn ngữ, từng được vinh danh là một trong 18 văn hào thế giới của thế kỷ XIX. Thời bấy giờ, J.Bouchot - một học giả người Pháp đã gọi ông là “nhà bác học duy nhất ở Đông Dương”
Ông có nhiều cống hiến xuất sắc trong các lĩnh vực: văn hóa, ngôn ngữ, địa lý, nhân chủng học. Ngoài việc biên soạn nhiều bộ từ điển ông còn phiên âm nhiều sách Nôm có giá trị. Sức viết của ông gần như vô hạn khi cho ra đời tới 118 tác phẩm, bao gồm sách nghiên cứu, sưu tầm, dịch...