[ĐIỂM TIN FIRST CẦN THƠ] - Ngắm vẻ đẹp huyền bí của cây di sản quốc gia đầu tiên tại ĐBSCL ở Cần Thơ

05-12-2022

Với nét đẹp huyền bí và tâm linh, khu di tích Giàn Gừa đã trở thành điểm đến độc lạ tại vùng đất Tây Đô. Cây gừa tồn tại hơn 150 năm tại đây đã được công nhận là cây di sản Việt Nam vào năm 2013, cũng là cây di sản đầu tiên tại ĐBSCL.

Khu di tích Giàn Gừa thuộc địa bàn ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ; cách trung tâm thành phố khoảng 14km. Đây là một điểm đến lịch sử độc đáo, vừa mang vẻ đẹp huyền bí, “ma mị” và vừa có ý nghĩa tâm linh.

 

Nếu là lần đầu tiên tới đây, chắc hẳn bạn sẽ bị choáng ngợp trước một giàn gừa nguyên sinh khổng lồ, đồ sộ. Giàn gừa cao khoảng 15m, tán lá vươn rộng ra một vùng mênh mông xanh mát, trông như một tấm lưới to lớn bao bọc khuôn viên Cổ Miếu Bà.

 

Bộ rễ đan xen chằng chịt, mọc chi chít và giăng đầy trên mặt đất, trông như những con rắn khổng lồ. Hình dáng của cây tạo nên một bức tranh vô cùng độc đáo, hoang sơ và huyền bí.

Nếu check in tại đây thì dù đứng góc nào chụp bạn cũng sẽ có được một bức ảnh nghệ thuật lạ mắt, bởi hậu cảnh là những bộ rễ điệu nghệ cùng những tán lá rộng lớn bao phủ trọn không gian.

Theo bảng “Di tích lịch sử Giàn Gừa” được ghi lại phía trước khu di tích, Giàn Gừa là địa điểm hoạt động cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Theo bảng “Di tích lịch sử Giàn Gừa” được ghi lại phía trước khu di tích, thời xưa Giàn Gừa là địa điểm hoạt động cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Trước đây, Giàn Gừa này có diện tích rất lớn. Tuy nhiên do sự tàn phá của bom đạn chiến tranh mà sau này Giàn Gừa còn lại 2.740m2. Đến nay, diện tích khu di tích Giàn Gừa đã dần phát triển trở lại, khoảng 4.000m2.

Theo đó, trước đây Giàn Gừa này có diện tích rất lớn. Tuy nhiên do sự tàn phá của bom đạn chiến tranh mà sau này Giàn Gừa còn lại 2.740m2. Đến nay, diện tích khu di tích Giàn Gừa đã dần phát triển trở lại, khoảng 4.000m2.

Chia sẻ về lịch sử giàn gừa, bà Nguyễn Thị Hiền – 68 tuổi, Ban quản lý Khu di tích cho biết, nghe các cụ kể lại đây là cây gừa của ông bà cố nhà họ Nguyễn ngày xưa, tính tới nay đã là 5 đời và cây cũng đã hơn 150 tuổi.

Chia sẻ về lịch sử giàn gừa, bà Nguyễn Thị Hiền – 68 tuổi, Ban quản lý Khu di tích cho biết, bà nghe các cụ kể lại đây là cây gừa của ông bà cố nhà họ Nguyễn ngày xưa, tính tới nay đã là 5 đời và cây cũng đã hơn 150 tuổi.

Bà Hiền thông tin, năm 1968, giặc bắn pháo từ máy bay xuống ngay gốc cây nên gốc gừa bị hư, thế nhưng rễ cây xung quanh bò ra phát triển sinh sôi, về sau này người dân mới làm một gốc cây cái tạo hình tại đây.

 

Với những giá trị lịch sử trên, ngày 5.4.2013, UBND TP.Cần Thơ đã ký Quyết định số 1225/QĐ-UBND xếp hạng Giàn Gừa là di tích lịch sử cấp thành phố. Và cũng vào khoảng thời gian này, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận giàn gừa là Cây di sản Việt Nam vào ngày 13.6.2013.

Bên trong khu di tích có đền thờ Bác Hồ và một ngôi miếu nhỏ thờ Bà Thượng động Cố Hỉ. Ngoài vẻ đẹp hoang sơ gắn liền với lịch sử cách mạng anh dũng, kiên cường thì khu di tích Giàn Gừa còn là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân để cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt.

Bên trong khu di tích có đền thờ Bác Hồ và một ngôi miếu nhỏ thờ Bà Thượng Động Cố Hỉ. Hàng năm vào ngày 28 tháng 2 âm lịch, nơi đây tổ chức Lễ hội vía Bà để tưởng nhớ bà Thượng Động Cố Hỉ và các thần linh.

Ngoài vẻ đẹp “ma mị”, hoang sơ gắn liền với lịch sử cách mạng anh dũng, kiên cường thì Khu di tích Giàn Gừa còn là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân nơi đây để cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và làm ăn phát đạt.

Nguồn: https://laodong.vn/photo/ngam-ve-dep-huyen-bi-cua-cay-di-san-quoc-gia-dau-tien-tai-dbscl-1072871.ldo


content 1 mobi
content1
content 2 mobi
content 2
ct3
ct4
ct5
ct6
ct7
ct8
ct9
ct10
ct11
ct12
ct13
ct14