Người sáng tạo cho loại hình nghệ thuật xếp giấy Kami “handmade” đầu tiên tại Việt Nam.

20-06-2021

Đội tuyển bóng đá Việt Nam, y bác sĩ chống dịch Covid-19…. đều được chị Trần Thị Thanh Thương gấp bằng giấy với đường gân lượn sóng theo kỹ thuật Kami.

 

 

 Chị Thương, 39 tuổi, ở quận Bình Thạnh biết đến loại hình xếp giấy Kami 4 năm trước do được người bạn tặng một con búp bê giấy, có hình thù rất dễ thương, được xếp bằng loại giấy lượn sóng trông rất lạ. Tò mò, chị lên mạng tìm hiểu nhưng có rất ít thông tin về loại hình nghệ thuật này. Đầu năm 2017, dù ở Việt Nam một số nơi bày bán búp bê giấy, nhưng chưa có ai theo nghề chuyên nghiệp. Cô nữ nhân viên văn phòng quyết định mạo hiểm, xin nghỉ việc để tìm tòi với mong muốn là người tiên phong cho loại hình nghệ thuật handmade này tại Việt Nam.

 

 

Thương bắt đầu tìm mua giấy về thử, nhưng loại giấy có thể làm búp bê trong nước không có nên phải nhập khẩu từ Nhật Bản và Đài Loan. Có điều, quyết định nhập về bao nhiêu giấy cũng luôn là vấn đề đau đầu. "Nếu nhập nhiều quá thì khâu bảo quản rất khó. Giấy để lâu dễ bong tróc, phồng rộp, không tạo hình được. Nhưng nếu nhập ít, lại sợ bị động về nguồn giấy", chị kể về những khó khăn của thời kỳ đầu.

 

 

Có được giấy, Thương bắt đầu thử nghiệm gấp theo những hình mẫu ít ỏi có được trên mạng internet thời điểm đó. Không ai hướng dẫn, chị tự mày mò cả tháng, cứ gấp rồi phá. Sau nhiều đêm thức tự nghiên cứu và thực hành, Thương đã tạo ra quy trình riêng của mình. Bước một là chọn hình mẫu, chị thường nghiên cứu rất kỹ từng chi tiết của vật mẫu và hình dung luôn trong đầu chi tiết đó nên gấp theo cách nào. Bước thứ hai là chọn giấy và chọn màu. Bước 3 là cuốn, xếp, đẩy giấy và cuối cùng là dán giấy, sau đó trang trí.

 

 

 

Nguồn: https://vnexpress.net/nguoi-phu-nu-xep-giay-tao-du-thu-o-sai-gon-4289098.html


Theo Vn Express


content 1 mobi
content1
content 2 mobi
content 2
ct3
ct4
ct5
ct6
ct7
ct8
ct9
ct10
ct11
ct12
ct13
ct14