Gần 60 năm không ngừng nghiên cứu và phát huy các giá trị khoa học lịch sử Quốc gia
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (KHLSVN) được thành lập vào ngày 26/02/1966, bước đầu đã tập hợp được giới sử học và những nhà khoa học của những ngành liên quan như Dân tộc học, Khảo cổ học, Bảo tàng, Thư viện, Lưu trữ, Văn hóa dân gian...Hoạt động của Hội đã động viên nghiên cứu khoa học, nhất là tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Người sáng lập Hội là Giáo sư - Viện Sĩ Trần Huy Liệu - Viện trưởng đầu tiên của Viện Sử học Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương do GSVS. Trần Huy Liệu làm Chủ tịch, giới sử học Miền Bắc đã tập hợp lại và phát huy vai trò tích cực của Hội trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.

Giáo sư, Viện sĩ Trần Huy Liệu (1901-1969) - một nhà sử học lớn, nhà báo xuất sắc của Việt Nam trong thế kỷ XX, một nhân chứng lịch sử đặc biệt trong thời khắc đặc biệt của dân tộc - thay mặt Chính phủ nhận ấn kiếm của vua Bảo Đại tại Ngọ Môn (Huế) vào chiều 30/8/1945. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Sau khi ông từ trần năm 1969, GS VS Nguyễn Khánh Toàn và GS VS Phạm Huy Thông đã duy trì tổ chức của Hội, đại diện cho giới sử học Việt Nam trong các hoạt động đối nội và đối ngoại. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II tổ chức tại Hà Nội vào tháng 9/1988 là mốc mở đầu cho việc tái thành lập và mở rộng hoạt động của Hội trên phạm vi toàn quốc.
Từ đó đến nay, qua các Đại hội đại biểu toàn quốc, Hội trở thành nơi tập hợp những nhà khoa học công tác trên lĩnh vực của khoa học lịch sử và những ngành khoa học liên quan, nhằm đoàn kết giới sử học cả nước, phổ biến tri thức lịch sử góp phần giáo dục truyền thống dân tộc, bảo vệ di sản văn hóa. Tính đến năm 2010, hệ thống tổ chức của Hội gồm 51 hội/chi hội thành viên, trong đó có 28 hội cấp tỉnh, thành phố, 4 hội chuyên ngành, 19 hội các cơ quan, bộ, ngành và các trường Đại học với tổng số hội viên là trên 3500.
Hội cũng đã thực hiện tốt việc phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong công tác phổ biến tri thức lịch sử cho nhân dân, tăng cường giáo dục truyền thống và bảo vệ di sản văn hóa dân tộc. Đặc biệt, Hội đã tích cực trong công tác tư vấn, phản biện góp phần để Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long trở thành Di sản văn hóa thế giới.

Năm 2010, khu di tích Hoàng thành Thăng Long được Tổ chức Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Các giá trị lịch sử văn hóa của Hoàng thành Thăng Long đạt 3 tiêu chí nổi bật toàn cầu, mang những hiểu biết về một thời kỳ phát triển của Việt Nam. Ảnh: Internet.
Hoạt động của Hội nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của nền sử học Việt Nam, phổ biến kiến thức lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và giám định khoa học đối với các công trình, dự án liên quan đến sử học và văn hóa dân tộc, mở rộng quan hệ hợp tác và giao lưu với giới sử học quốc tế.
Những năm qua, Hội đã có nhiều nỗ lực trong việc góp phần thúc đẩy công tác nghiên cứu về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, nhất là về Biển Đông và chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; chủ trì công trình nghiên cứu toàn diện về “Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ” mà sản phẩm là bộ sách về vùng đất Nam Bộ gồm 2 tập nhan đề là Vùng đất Nam Bộ - quá trình hình thành và phát triển và 10 tập chuyên khảo.

Bộ sách do cố GS Phan Huy Lê là tổng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật ấn hành. Ảnh: Tuổi Trẻ

Năm 2017, Cố GS Phan Huy Lê thay mặt tập thể tác giả nhận Giải thưởng Trần Văn Giàu. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Đặc biệt, Hội đã biên soạn bộ "Lịch sử Việt Nam" gồm 25 tập thông sử và 5 tập biên niên sự kiện, phản ánh những kết quả nghiên cứu mới nhất trong nước và tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu quốc tế. Một loạt các giai đoạn lịch sử, sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử đã được nhận thức lại bằng cách nhìn khách quan, toàn diện và trung thực hơn. Ví dụ như: triều Hồ, triều Mạc, về các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, về phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, về xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh, về khởi nghĩa Yên Bái...và về các nhân vật lịch sử khá đa diện như Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn An Ninh,…

Bộ sách Lịch sử Việt Nam do PGS.TS Trần Đức Cường, CT Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Sử học làm Tổng Chủ biên, Nhà sách Thăng Long và NXB Khoa học Xã hội tái bản. Ảnh: Internet
Tạp chí "Xưa và Nay" trở thành cơ quan ngôn luận của Hội, diễn đàn trao đổi những vấn đề khoa học mà giới sử học quan tâm, cập nhật những vấn đề mang tính thời sự của sử học và góp phần truyền bá kiến thức lịch sử trong xã hội. Hệ thống tạp chí "Xưa & Nay" (phiên bản in và trực tuyến) đã tạo nên nét đặc sắc trong hoạt động của Hội và cùng với tạp chí chuyên ngành của các cơ quan nghiên cứu khác, làm phong phú hệ thống truyền thông của nền sử học Việt Nam và tạo thành một mạng lưới thông tin bổ ích cho giới sử học cũng như cho xã hội.

Trang bìa tạp chí Xưa và Nay do Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Dương Trung Quốc làm chủ biên nhân Kỷ niệm 25 năm ngày phát hành. Ảnh: Fanpage đơn vị.
Trong sự phát triển chung của nền sử học Việt Nam, ngoài chức năng tập hợp và phối hợp hoạt động, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam còn thông qua các hội thảo khoa học, diễn đàn sử học, với cương vị đại diện cho giới sử học, đưa ra các nhận định, đánh giá và đề xuất các giải pháp, kiến nghị về định hướng phát triển nền sử học Việt Nam. Thành công lớn của Hội là trên cơ sở trí tuệ tập thể, thúc đẩy sự đổi mới thư duy sử học, nâng cao tính khoa học, khách quan và trung thực trong nhận thức lịch sử của các thế hệ người Việt.

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc các đại biểu tham của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam vào tháng 6/2022. Ảnh: VTV
WOWTIMES - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
Ngày 26/02/1966: Hội được thành lập
.jpg)
Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Tháng 9/1988: GSVS. Phạm Huy Thông với cương vị Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký đã ra sức chuẩn bị cho Đại hội lần thứ II. Đây được xem là cột mốc tái thành lập Hội với quy mô rộng khắp cả nước. Từ đây, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã trở thành nơi tập hợp của các nhà khoa học lịch sử lỗi lạc trên cả nước, góp phần xây dựng một nền sử học hiện đại, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp Cách mạng và công cuộc đổi mới của đất nước.
(1).jpg)
Sau khi nghỉ hưu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Chủ tịch danh dự của Hội. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Ngày 17/10/2010: Dự án "Nổi trống Lạc Hồng - Hào khí Thăng Long" do Hội khởi xướng nhằm chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã được Chính phủ chính thức đồng ý về chủ trương. Tại đây, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam là đơn vị đồng sở hữu Kỷ lục Việt Nam: "Dàn trống đồng phục vụ đại hợp xướng Nổi trống Lạc Hồng - Hào khí Thăng Long nhiều nhất.
-1508148480_750x0.jpg)
Chương trình biểu diễn hòa khí 100 trống đồng cùng với cồng chiêng diễn ra trong 10 phút, tạo thành một đại nhạc hội ghi dấu ấn hoành tráng về tinh thần Đại Việt. Ảnh: Internet
Đây là 100 trống đồng được đúc bằng phương pháp thủ công truyền thống Đông Sơn, mô phỏng hoa văn 4 loại trống đồng tiêu biểu được phát hiện ở Việt Nam (bản gốc lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) là trống Ngọc Lũ, trống Sông Đà, trống Hoàng Hạ, trống Quảng Xương.

Mỗi trống có đường kính mặt trống 60cm, cao 48cm, bằng chất liệu đồng đỏ nguyên chất. Thân trống khắc họa logo Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hình ảnh Khuê Văn Các và 2 rồng thời Lý, được 40 các nghệ nhân của Chi hội Bảo tồn và phục hồi nghề truyền thống Đông Sơn và Trung tâm Phục hồi trống đồng và bảo tồn văn hóa Việt thực hiện.

Hội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 2

Cố GS Phan Huy Lê; Nhà sử học Dương Trung Quốc và các nhà khoa học lịch sử tiêu biểu đón nhận đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cùng Kỷ niệm chương. Ảnh: Báo Công Thương.
Tháng 8/2017: Bộ sách về công trình khoa học 'Vùng đất Nam Bộ - quá trình hình thành và phát triển' đạt Giải thưởng Trần Văn Giàu.


GS Nguyễn Quang Ngọc đại diện nhóm tác giả lên nhận giải A Sách Quốc gia lần 2 cho bộ sách Vùng đất Nam Bộ. Ảnh: Vietnamnet
Ngoài công tác nghiên cứu khoa học, Hội còn phối hợp thành lập Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam nhằm tuyên dương và trao thưởng cho các em học sinh Giỏi cấp quốc gia môn sử. Hằng năm, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, những học sinh đạt điểm số cao trong cả nước sẽ dâng hương tại điện thờ và được xướng tên cho những nỗ lực trong học tập, khám phá môn Lịch sử. Đây là hoạt động ý nghĩa, nhận được sự quan tâm, ủng hộ của công chúng, đặc biệt là của giới sử học, thầy cô giáo và học sinh trên cả nước.
Nghiên cứu lịch sử không chỉ để tìm quá khứ mà để tiến về tương lai, để hiểu được quy luật vận động của xã hội, để vận dụng những bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của hiện tại, biết những gì nên làm và những điều nên tránh. Qua đó, soi sáng cho những bước đi đúng đắn, vững chắc vào những trang giấy lịch sử mà thế hệ con cháu sẽ kế tục viết nên sau này.
Nguyễn Huệ - WOWTIMES (tổng hợp, nguồn hình Internet)