Đảo ngọc không phải là vùng tr���ng tiêu duy nhất tại Việt Nam nhưng tiêu ở đây lại được đánh giá là thơm ngon và chất lượng nhất. Hồ tiêu trồng ở đất đảo có vỏ mỏng, hạt mẩy, ruột đặc, vị cay nồng và mùi thơm hấp dẫn. Chính khí hậu và đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng nơi đây đã tạo nên một môi trường tốt nhất cho cây hồ tiêu phát triển. Nhờ đó mà tiêu thành phẩm có được hương vị đặc trưng không nơi đâu sánh bằng.

Theo cách canh tác tiêu truyền thống, hàng năm người trồng tiêu thường lấy một phần đất mới xung quanh vườn vun đắp vào xung quanh gốc cây tiêu (còn gọi là "đất xây thầu"). Cây nọc (trụ, cọc) chủ yếu là lấy từ lõi của các loại cây rừng như ổi rừng, kiềng kiềng, trai, chay, săn đá. Nhưng ngày nay việc khai thác các loại cây làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng nên người trồng tiêu đã dùng cọc bê tông. Phân bón chủ yếu là phân bò, phân cá, xác mắm (phần xác cá cơm bị loại bỏ sau khi hoàn tất quy trình sản xuất nước mắm). Hom giống (thân dây tiêu) chủ yếu trồng từ hom thân nên giá thành rất cao trung bình từ 300 - 400 triệu/ha nên ít có nông dân đủ tiền trồng một lần đủ diện tích lớn mà phải trồng từ từ nhiều năm, nên một vườn tiêu ở Phú Quốc thường có nhiều độ tuổi khác nhau.

Cây tiêu thích hợp với đất cát pha của Phú Quốc. Nơi đây có 2 mùa: mưa - nắng rõ rệt, bà con thường trồng tiêu từ mùa mưa, tới đầu mùa nắng bắt đầu cho thu trái và phơi tiêu.
Tiêu Phú Quốc được thu hoạch và phân loại thành 3 nhóm chính là tiêu đỏ, tiêu sọ và tiêu đen.
.jpg)
Tiêu đỏ hay còn gọi là hồng tiêu, đây là loại tiêu có chất lượng tốt nhất được chế biến và chọn lọc từ những hạt tiêu chín đỏ, cỡ lớn, tròn to được phơi khô cả vỏ. Tiêu sọ hay còn gọi là tiêu trắng, đây là những trái tiêu chín vàng được các nhà vướn thu hái sau đó đem về chà vỏ lấy hạt bên trong (sọ). Tiêu sọ chủ yếu cay là chính chứ không thơm ngon như Hồng tiêu vì đã được loại bỏ lớp vỏ ở ngoài. Tiêu đen là những hạt tiêu còn xanh đã giá được thu hái và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời ở nhiệt độ cao, khi đã đủ nắng thì các hạt tiêu săn lại và ngã thành màu đen nên được gọi là tiêu đen. Ngoài ra tiêu Phú Quốc còn được chế biến thành các nhóm sản phẩm khác như muối hồng tiêu, muối dưỡng sinh, muối tiêu chanh, tiêu ngào đường…
Để góp sức mình vào quảng bá những giá trị Việt Nam thông qua những đặc sản, món ăn, quà tặng của đất nước, năm 2013, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã tập hợp tư liệu, hồ sơ, gửi danh sách đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á và trong số những danh sách đề cử, 8 đặc sản quà tặng Việt Nam đã được công nhận giá trị đặc sản quà tặng châu Á. Vào ngày 29/10/2013, Tiêu Phú Quốc đã chính thức được công nhận đạt giá trị Kỷ lục châu Á theo Bộ tiêu chí của Tổ chức Kỷ lục châu Á quy định.
Diệu Phi (VietKings)