VietKings công bố TOP 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2021 - 2022): (P.74) - Khâu nhục (Tỉnh Lạng Sơn)

30-10-2022

(Top - Bếp vàng) Khâu nhục hay còn gọi là “nằm khâu”, vốn dĩ mang màu sắc văn hóa Trung Quốc, nhưng qua bàn tay của người dân xứ Lạng đã được biến tấu và trở thành món ngon, độc đáo. Khâu nhục theo phiên âm chữ Hán thì "khâu" nghĩa là "hấp đến mềm rục", còn "nhục" nghĩa là "thịt", nên "khâu nhục" có thể hiểu nôm na như món "thịt hấp mềm rục", hoặc "hấp đến chín nhừ".

 

Năm 2022, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt NamTổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã giao nhiệm vụ cho Trung tâm Top Việt Nam triển khai Hành trình tìm kiếm và quảng bá các món ăn, đặc sản đặc biệt của 63 tỉnh thành Việt Nam, nhằm tìm kiếm và giới thiệu các món ăn - đặc sản đặc sắc, độc đáo, mới lạ, mang hơi thở vùng miền trên khắp cả nước. Sau thời gian tiếp nhận và xem xét hồ sơ đề cử từ các địa phương gửi về, ban quản lý Hành trình đã lựa chọn và tổng hợp Top 100 món ăn đặc sản và Top 100 đặc sản quà tặng nổi bật của 63 Tỉnh/Thành phố Việt Nam (Lần V, Năm 2021 - 2022).

Bài công bố Top 100 món ăn đặc sản và Top 100 đặc sản quà tặng nổi bật của 63 Tỉnh/Thành phố Việt Nam (Lần V, Năm 2021 - 2022) tại đây. Sau thời gian công bố, VietKings và Trung tâm Top Việt Nam sẽ giới thiệu tất cả các món ăn, đặc sản được chọn vào các Top đến quý độc giả liên lục mỗi ngày trên các cổng thông tin của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam VietKings.

Kính mời quý độc giả, quý địa phương cùng thưởng thức: P.74 - TOP 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2021 - 2022): Khâu nhục (Tỉnh Lạng Sơn)

---------------------------------------------

Khâu nhục (Tỉnh Lạng Sơn)

Để làm nên một bát khâu nhục xứng tầm đặc sản, mọi thứ không chỉ đến từ nguyên liệu ngon. Món ăn đòi hỏi có tổng hòa của sự tinh tế, tỉ mỉ, cầu kỳ, đến mức nghe tả quá trình làm ra món ăn thôi cũng khiến thực khách trở nên tò mò muốn trải nghiệm cho bằng được. Thường thì thịt để được chọn phải là phần ba chỉ ngon chỗ gần sườn, sau khi sơ chế sạch đem cắt thành từng miếng vuông to bản để luộc qua với nước được cho gừng, một số loại củ, hạt gia vị giúp làm thơm miếng thịt. Sau khi luộc sẽ vớt ra ngâm vào một chậu nước có gừng đập dập, chút muối, bia chai… rồi tiến hành xâm, rửa thịt cho thơm trước khi đem chao, giúp khâu nhục vừa thơm và khi chao dầu sẽ vàng giòn đẹp mắt. Sau khi chao vàng cho phần bì được nổ giòn đều, tiếp tục đem ngâm nước lần 2 để phần bì nở đều đẹp mắt. 
 
 

 

 

Muốn làm khâu nhục phải qua rất nhiều giai đoạn và mất hơn nửa ngày mới xong. (Ảnh: Internet)

 

Nước ngâm lần 2 cũng rất đặc biệt vì đây là nước của nấm hương ngâm, tiêu hạt và một số loại rễ cây thơm, gia vị nêm nếm để tạo sự đậm đà và độ thơm quan trọng. Đây là bước biến tấu rất khác so với cách sử dụng nhiều xì dầu tẩm ướp, tạo màu và chỉ ngâm miếng thịt chao bằng nước lạnh của người Hoa.

 

 

 

Sự khác biệt này khiến miếng khâu nhục của người Lạng Sơn đậm đà, thấm đều hơn, màu vàng cánh gián óng ả, đẹp mắt hơn chứ không còn nâu đậm màu xì dầu. (Ảnh: Internet)

 

Sau đó, xếp từng miếng thịt được thái dày độ 1,5cm vào bát và xếp ngược miếng bì xuống đáy còn phần trên là nhân. Nếu người Hoa làm phần nhân chủ yếu từ rau tàu soi (một loại rau cải muối), gừng băm và một số loại hạt gia vị tạo thơm thì người xứ Lạng dùng gừng và rau tàu soi chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Phần nhân chính sẽ là thịt, nấm hương, hành khô, tỏi, đậu phụ nhĩ, rau tàu soi và nhiều loại gia vị tẩm ướp khác. Đem hấp cách thủy trong vòng từ 10 - 12 tiếng, miếng khâu nhục ngon nhất khi phần thịt và nhân bám chặt lấy nhau sau khi hấp chín, nhưng lại tách miếng để ăn một cách dễ dàng mà không bị bở và vỡ.

 

 

 

Khi ăn, miếng khâu nhục như tan trong miệng với hương vị rất đậm đà, chỉ cần mở bát ra thôi là hương thơm khiến thực khách không thể không đụng đũa. (Ảnh: Internet)

 

Trở thành đặc sản, khâu nhục của người xứ Lạng giờ không còn chỉ phục vụ riêng cho những bàn tiệc cưới mà nó đã trở thành món ăn mang tính thương mại, được mang tới khắp mọi miền cả nước cho những bữa ăn gia đình.

 

------------

Trong thời gian tới, Hành trình tìm kiếm và quảng bá các món ăn, đặc sản đặc biệt của 63 tỉnh thành sẽ tiếp tục được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) và Trung tâm Top Việt Nam kết hợp cùng các đơn vị liên quan để triển khai sâu rộng đến từng huyện, xã, thị trấn, thôn xóm… để tìm kiếm, giới thiệu các món ăn ngon, đặc sản độc đáo của người dân trên khắp cả nước, góp phần quảng bá các giá trị ẩm thực - đặc sản của Việt Nam rộng rãi ra toàn cầu.

Với những thành công nhất định của các hành trình diễn ra trong hơn 12 năm qua, Ban quản lý Hành trình trân trọng cảm ơn các cơ quan ban ngành đoàn thể, các địa phương trong cả nước, các cơ quan thông tấn báo chí, các cá nhân - đơn vị đã đồng hành, hỗ trợ chúng tôi trong suốt hành trình. Để hành trình tiếp tục là cầu nối gắn kết - quảng bá các giá trị Việt, chúng tôi hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm và hỗ trợ cùng sự hưởng ứng của các quý vị trong những chặng đường tiếp theo.

 

Mọi thông tin xin liên hệ:

TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM (VIETKINGS) - TỔ CHỨC TOP VIỆT NAM (VIETTOP)

 Địa chỉ: 148, đường Hồng Hà, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh 

Liên hệ: Ms Nga 078 5555 145 

Email:

Website: www.kyluc.vn/ www.topplus.vn

 

Nga Võ (tổng hợp & biên tập, nguồn hình: Internet) - VietKings


 

content 1 mobi
content1
content 2 mobi
content 2
ct3
ct4
ct5
ct6
ct7
ct8
ct9
ct10
ct11
ct12
ct13
ct14